Bênh Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc - Những Điều Bạn Cần Biết
(FMD:Foot and mouth disease)

- NGUYÊN NHÂN

- TRIỆU CHỨNG
- Thể nhẹ: con vật mệt mỏi ủ rũ, lông dựng, mũi khô do sốt cao 40-42℃ kéo dài 2-3 ngày liên tiếp. Tiếp đó con vật tỏ ra đi lại khó khăn, ăn ít và ăn rất khó khăn. Sau 3-4 ngày mụn nước bắt đầu xuất hiện ở niêm mạc mồm chân và chỗ da mỏng; lưỡi dày lên niêm mạc miệng, môi, lợi bị viêm đỏ và mọc nhiều mụn nước. Các mụn nước từ trong, vàng, dần dần vẩn đục và sau vài ngày thì vỡ ra làm cho niêm mạc bị bong ra thành từng mảng thành các vết loét. Nếu không bị nhiễm tạp khuẩn thì 2-3 ngày sau các vết loét sẽ phục hồi và thành sẹo. Dịch từ các mụn loét hòa với nước dãi chảy ra liên tục 2 bên mép trắng như bọt xà phòng. Ở chân và vú đôi khi cũng xuất hiện mụn nước dẫn đến con vật đi lại khó khăn, không cho con bú hoặc không cho vắt sữa vì đau đớn.
- Thể nặng: thường gặp ở bê nghé,con vật ỉa chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hóa làm con vật chết trong 2-3 ngày. Bệnh cũng gây viêm phế quản và viêm phổi cấp làm bê nghé chết sau 2-3 ngày. Bê dưới 6 tháng có thể chết đột ngột do viêm cơ tiêm.






- ĐIỀU TRỊ
- Đầu tiên phải giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cho ăn thức ăn mềm uống nước sạch.
- Vệ sinh các vết loét tránh bị nhiễm trùng: có thể dùng thuốc tím, phèn chua, nước ép chanh khế.
- Với vết loét ở chân cho rửa sạch sẽ móng sau đó cho ngâm với sulfat đồng (CuSO4) hoặc phèn chua.
- Đối với con vật bị nặng có thể dùng các loại thuốc để tăng sức đề kháng, trợ tim cũng như kháng viêm kháng sinh toàn thân để tăng hiệu quả điều trị.



- PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh phòng bệnh:
- Phòng bệnh bằng vaccine: hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều loại vaccine nhập ngoại như aftofor, aftogen,...Cần tiêm đúng cách và đồng loạt để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất
